Đây là quan niệm được truyền miệng trong dân gian và không có cơ sở khoa học nên mẹ không cần lo lắng nhé. Mẹ hoàn toàn có thể ăn được chân gà trong giai đoạn thai kỳ, miễn là đảm bảo được các nguyên tắc ăn uống vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vậy bầu 3 tháng đầu ăn chân gà được không? Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ khá nhạy cảm nên mẹ rất quan tâm đến chế độ ăn uống. Đây cũng là thời điểm ốm nghén dữ dội nhất của nhiều mẹ bầu.

Nếu mẹ thèm ăn chân gà trong giai đoạn này, mẹ vẫn có thể ăn được. Món ăn này vừa đem đến dưỡng chất, lại vừa giúp mẹ làm dịu các triệu chứng khó chịu của ốm nghén.
Tuy nhiên, mẹ lưu ý là cho dù có thèm đến thế nào, thì cũng chỉ nên ăn lượng chân gà vừa phải thôi nhé. Việc ăn quá nhiều một món ăn nào đó cũng đem đến những tác dụng phụ, dễ thấy nhất là tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể sẽ không đảm bảo những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và em bé.
Mách mẹ bầu cách ăn chân gà an toàn và bổ dưỡng
Có bầu ăn chân gà được không? Câu trả lời là được, tuy nhiên mẹ cần lưu ý một số điểm sau.
- Mua chân gà sạch: Chân gà được bày bán phổ biến ở nhiều nơi như chợ, cửa hàng, siêu thị, các khu giết mổ, các quán ăn. Mẹ nên tìm mua chân gà ở những cửa hàng uy tín, tốt nhất là những nơi có chứng nhận kiểm định. Ngoài ra, mẹ nhớ kiểm tra kỹ càng chất lượng chân gà khi mua. Những cặp chân có vẻ bẩn hoặc da bị bỏng trông giống như vết chai là dấu hiệu của việc vệ sinh kém.
- Sơ chế sạch sẽ: Chân gà là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với đất, cát. Vì vậy, sau khi mua về, mẹ cần chà rửa nhiều lần, rửa với nước muối cho thật sạch sẽ. Nếu chân gà không được sơ chế vệ sinh sẽ có nguy cơ gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, nhiễm khuẩn, ngộ độc.
- Cẩn thận tình trạng hóc, nghẹn: Chân gà có nhiều gân và xương nhỏ, vì vậy mẹ nên cẩn thận và chậm rãi khi ăn, tránh tình trạng hóc xương.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn đậu Hà Lan được không? Lợi ích không ngờ
- Chú ý cách chế biến: Có nhiều cách chế biến món chân gà như chân gà hấp hành, chân gà nướng, chân gà ngâm sả tắc, chân gà chiên giòn. Một lời khuyên cho mẹ bầu khi muốn ăn chân gà là nên hạn chế các phương pháp chế biến nhiều dầu mỡ hoặc tẩm ướp quá nhiều gia vị. Thực phẩm chiên rán chứa nhiều axit béo chuyển hóa (TFA), một loại chất béo không bão hòa, không lành mạnh và có hại cho sức khỏe tim mạch. Với phụ nữ mang thai, các món ăn chiên ngập dầu còn khiến mẹ khó tiêu, nóng trong người, táo bón.
- Mẹ có thể ăn chân gà với các chế biến đơn giản là hấp hành hoặc ngâm chân gà với sả tắc. Hai cách làm này đều không dùng dầu mỡ cũng như không cần quá nhiều gia vị. Mẹ chỉ cần lưu ý là nên luộc chân gà chín hoàn toàn trước khi chế biến để đảm bảo an toàn.

Như vậy, mẹ đã được giải đáp thắc mắc bầu ăn chân gà được không? Đây là món ăn thích hợp để nhâm nhi, thay đổi khẩu vị cho các mẹ bầu. Để đảm bảo an toàn và hấp thụ hiệu quả các chất dinh dưỡng từ món ăn này, mẹ nhớ lưu ý các thông tin trong bài nữa nhé.