Nước mía rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng nên sử dụng. Vậy nước mía kỵ với gì? Nên sử dụng nước mía như thế nào cho phù hợp và đúng cách? Xin mời bạn đọc cùng theo dõi những điều lưu ý dưới đây khi sử dụng nước mía để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Nước mía kỵ với gì? Những điều cần tránh khi uống nước mía
Không phải đối tượng nào sử dụng nước mía cũng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số đối tượng cần tránh khi uống nước mía.
- Không uống nước mía để quá lâu trong tủ lạnh
Thông thường nhiều người mua nước mía về nhưng chưa uống ngay mà bảo quản trong tủ lạnh cho mát. Tuy nhiên, khi để nước mía quá lâu trong tủ lạnh sẽ gây nên các rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Lý do nước mía trở thành môi trường thuận lợi để các vi sinh vật gây bệnh phát triển khi để quá lâu trong tủ lạnh. Do đó khi bạn uống vào sẽ bị tiêu chảy ngộ độc thực phẩm.
- Không uống nước mía khi đang dùng thuốc
Nếu chúng ta đang sử dụng thuốc bổ, thuốc chống đông máu… thì không được uống nước mía. Lý do bởi các loại thuốc này gây cản trở tác dụng của policosanol làm giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh về tim mạch.
- Người bị đường ruột yếu, đầy bụng không uống nước mía
Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao. Do vậy, những người có đường ruột yếu, thường xuyên bị đầy bụng thì không nên sử dụng nước mía.
- Không uống nước mía khi muốn giảm cân
Nước mía kỵ với gì? Nước mía chứa lượng đường cao, chất béo, đạm và bột. Do vậy, nước mía cung cấp nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng nên không phù hợp để giảm cân.
- Không uống quá nhiều nước mía khi mang thai
Nước mía bổ sung thêm nước ối cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên lạm dụng quá nhiều nước mía gây tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Những lợi ích nước mía đối với cơ thể con người
Nội dung trên chúng ta đã biết nước mía kỵ gì. Vậy công dụng của nước mía như thế nào? Dưới đây là các lợi ích của nước mía đối với sức khỏe con người.
- Ngăn ngừa tình trạng nhiễm độc gan
Nước mía chứa nhiều flavonoid, hợp chất phenolic có tác dụng kháng viêm, chống ung thư, kháng virus, chống dị ứng cơ thể. Vì thế uống nước mía giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm độc gan trong cơ thể.
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Nước mía cung cấp năng lượng cho cơ thể trong thời gian ngắn và hạn chế mất nước. Ngoài ra trong nước mía chứa loại đường đơn giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
- Phòng ngừa ung thư
Nước mía chứa canxi, magie, kali, sắt, mangan nên có tính kiềm. Ngoài ra, nước mía chứa flavonoid giúp cơ thể ngăn chặn các tế bào ung thư hiệu quả.
- Giúp bệnh tiểu đường giảm triệu chứng
Nước mía chứa lượng đường cao giúp làm giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân tiểu đường. Lượng đường tự nhiên trong nước mía có thể giúp ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến.
- Ngăn ngừa mệt mỏi, phục hồi cơ thể nhanh sau sốt
Hàm lượng đường glucose trong nước mía giúp cung cấp cho cơ thể năng lượng để hồi phục nhanh chóng. Đây là nguồn cung cấp protein bị mất cho cơ thể trong quá trình sốt, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
- Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Nước mía giúp cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt bởi thành phần Kali giúp cân bằng độ pH trong dạ dày. Hệ tiêu hóa sẽ có khác năng tiết dịch vị tốt hơn để hoạt động trơn tru hơn.
Bài viết đã chia sẻ với bạn nước mía kỵ với gì, những điều cần tránh khi dùng nước mía. Tuy nước mía khá tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta cần sử dụng đúng liều lượng, đúng cách để tăng hiệu quả. Vui lòng liên hệ Sài Gòn Phú Thịnh theo hotline 0978 827 289 để được tư vấn cụ thể về máy ép nước mía.