Protein và peptide: Được tạo ra từ các chuỗi axit amin, từ vài chuỗi đến hàng trăm chuỗi. Steroid: Được hình thành từ chất béo cholesterol, các hormone giới tính testosterone và estrogen. Amin: Được tạo ra từ các axit amin tryptophan hoặc tyrosine riêng lẻ, giúp tạo ra các hormone liên quan đến giấc ngủ và quá trình trao đổi chất.
Trong đó, chức năng của protein và polypeptide chiếm phần lớn lượng hormone trong cơ thể bao gồm:
- Insulin: Hormone báo hiệu sự hấp thu glucose hoặc đường vào tế bào.
- Glucagon: Hormone báo hiệu phân hủy glucose dự trữ trong gan.
- HGH (hormone tăng trưởng của con người): Kích thích sự phát triển của các mô khác nhau, bao gồm cả xương.
- ADH (hormone chống bài niệu): Báo hiệu thận tái hấp thu nước.
- ACTH (hormone adrenocorticotropic): Kích thích giải phóng cortisol – một yếu tố chính trong quá trình trao đổi chất.
4. Xây dựng cấu trúc cơ thể
Protein có chức năng gì? Câu trả lời là một số protein có dạng sợi giúp tạo sức mạnh và độ đàn hồi cho tế bào và mô. Những protein này bao gồm keratin, collagen và elastin, giúp xây dựng khung liên kết của các cấu trúc nhất định trong cơ thể.
- Keratin: Một loại protein cấu trúc có trong da, tóc và móng tay.
- Collagen: Là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể, đóng vai trò là protein cấu trúc của xương, gân, dây chằng và da.
- Elastin: Elastin có tính linh hoạt hơn vài trăm lần so với collagen. Elastin với độ đàn hồi cao cho phép nhiều mô trong cơ thể trở lại hình dạng ban đầu sau khi kéo dài hoặc co bóp, chẳng hạn như ở tử cung, phổi và động mạch.
5. Hình thành hệ miễn dịch
Chức năng của protein giúp cơ thể hình thành các globulin miễn dịch hoặc kháng thể để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Kháng thể là loại protein trong máu giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi những tác nhân có hại như vi khuẩn và virus. Nếu không có các kháng thể này, vi khuẩn và virus sẽ tự do xâm nhập, nhân lên và gây hại cơ thể với các loại bệnh chúng gây ra.
6. Chức năng của protein giúp duy trì độ pH thích hợp
Protein đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ axit bazơ trong máu và các chất dịch khác trong cơ thể. Sự cân bằng giữa axit và bazơ được đo bằng thang pH dao động từ 0 đến 14. Mức 0 là axit mạnh nhất, 7 trung tính và 14 kiềm nhất, cơ thể có axit dạ dày ở pH 2 và máu ở pH 7,4.
Các hệ thống đệm trong cơ thể giúp đảm bảo lượng chất dịch bên trong cơ thể duy trì phạm vi pH bình thường. Việc duy trì pH ở mức ổn định là điều cần thiết, vì ngay cả một thay đổi nhỏ về độ pH cũng có thể gây hại hoặc có khả năng gây tử vong.