Sau sinh ăn mận Hà Nội được không? Mẹ nào thích ăn mận Hà Nội điểm danh ngay

Rõ ràng, mẹ có thể ăn mận sau sinh. Tuy nhiên, nếu không biết cách ăn, mẹ sẽ gặp nhiều rắc rối như:

1. Bị nóng trong

Mận vốn tính nóng, vì thế, nếu mẹ gặp tình trạng nhiệt miệng, nổi mụn sau khi ăn mận thì đích thực là mẹ bị nóng trong do ăn mận. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé bú và cả em bé, từ đó, khiến bé bị nóng trong người và quấy khóc.

2. Gây hại cho dạ dày

Mận có chứa nhiều axit, vì thế, nếu mẹ có tiền sử bệnh dạ dày mà vẫn ăn nhiều mận thì sẽ khiến bệnh tái phát và trầm trọng hơn.

3. Tác động xấu đến hệ tiêu hóa

Mận có khả năng tạo khí nên khi ăn quá nhiều, mẹ sẽ dễ bị đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi và điều tương tự cũng xảy ra với mận khô.

>>Bạn có thể quan tâm: Tiêu chảy sau sinh mổ: Nguyên nhân và cách điều trị

4. Bị ê buốt chân răng

Nếu ăn quá nhiều mận, mẹ sẽ có cảm giác ê buốt chân răng, tăng khả năng bị sâu răng, thậm chí gây phá hủy men răng. Điều này xảy ra ở cả người bình thường chứ không riêng gì mẹ sau sinh.

5. Tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

Quả mận chứa nhiều oxalate làm cản trở quá trình hấp thu canxi của cơ thể, từ đó, gây kết tủa và lắng đọng tạo sỏi thận, sỏi bàng quang cho mẹ.

Tham Khảo Thêm:  Chẳng may bị sẹo bỏng phải làm ngay điều này

>>Bạn có thể quan tâm: Sau sinh bao lâu thì được đánh răng? Những điều mẹ nên lưu ý

Lưu ý khi ăn mận sau sinh

mận hà nội có tác dụng gì

Sau khi biết được lợi ích của mận và giải đáp được “sau sinh ăn mận được không”, mẹ có lẽ sẽ tò mò ăn mận như thế nào để tốt cho sức khỏe.

  • Chỉ ăn mận sau thời gian ở cữ: Vì mận có tính axit cao nên không tốt cho răng cũng như hệ tiêu hóa của mẹ. Do đó, thời điểm tốt nhất để ăn mận là khi mẹ kết thúc thời gian ở cữ (42 ngày đầu sau sinh).
  • Không ăn quá nhiều mận: Ăn quá nhiều mận sẽ gây nóng trong, nổi mụn… Nếu quá thèm mận, mẹ chỉ nên ăn tối đa 4-5 quả mỗi ngày để bảo đảm an toàn mẹ nhé.
  • Không ăn mận khi bị đau dạ dày: Hàm lượng axit trong mận sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, khiến bệnh đau dạ dày nguy cấp hơn.
  • Không ăn mận khi bụng đói: Nồng độ axit trong dạ dày thường tăng cao và co bóp dữ dội khi mẹ đói. Do đó, nếu ăn mận lúc đói, lâu ngày sẽ tạo thành bệnh lý dạ dày cho mẹ.
  • Ăn vào đúng mùa mận: Mùa mận hằng năm là mùa hè (khoảng tháng 4 đến tháng 7). Trường hợp mẹ ăn mận trái vụ, mận này có thể không có xuất xứ uy tín hoặc chứa nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực vật. Từ đó, khiến mẹ có nguy cơ bị ngộ độc hoặc nhiễm khuẩn.
Tham Khảo Thêm:  Thắc mắc về hai loài chim xuất hiện trong thơ Bà Huyện Thanh Quan

>>Bạn có thể quan tâm: Cách trị mề đay sau sinh tại nhà và cách phòng tránh hiệu quả mẹ cần biết!

Trên đây là những giải đáp của MarryBaby về các băn khoăn của mẹ về “sau sinh ăn mận được không”, “tác hại của quả mận” hay “ăn nhiều mận có tốt không”. Hy vọng mẹ sẽ nắm rõ những thông tin trên để bảo vệ bản thân và em bé khi ăn mận trong giai đoạn sau sinh mẹ nhé.

By admin